8 'KHÔNG' CẦN TRÁNH KHI UỐNG TRÀ HÀNG NGÀY

VIỆT THIÊN
|
30/05/2023


Trà là thức uống không còn xa lạ đối với nhiều người. Đây là thức uống thanh túy giàu hương vị đánh thức tâm trí, giúp tinh thần con người sảng khoái. Uống trà mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe con người, nhưng không phải ai cũng nắm rõ phương pháp sử dụng trà đúng cách. Hãy lưu ý 8 điều sau đây mang đến lợi ích tối ưu nhất nhé!

Lợi ích khi uống trà mỗi ngày

Trà là một thức uống tự nhiên và rất ít calo. Thông thường trong một tách trà chỉ chứa khoảng 2 calo. Vì vậy, việc uống trà k­hông những không tăng cân mà còn hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả, duy trì vóc dáng thon gọn. 

Trong trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tránh đột quỵ và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Ngoài ra, trong trà chứa chất chống oxy hóa, EGCG giúp ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa, làm đẹp da và thanh lọc cơ thể. 

Uống trà mỗi ngày còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp giảm stress và kháng viêm hiệu quả, góp phần giúp cho cơ xương chắc khỏe, nhất là đối với người lớn tuổi,…

Trà thực sự là món quà to lớn mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào, thời gian nào cũng hợp để uống trà.

8 “không” cần tránh khi uống trà mỗi ngày

Dù trà mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, thế nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì khi uống trà sẽ gây phản tác dụng.

Đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao

Khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất tanin trong trà bị hòa tan trong nước. Chất dầu thơm bị bốc hơi, đồng thời các dưỡng chất khác bị phân hủy, gây hại cho sức khỏe. 

Việc uống trà quá nóng sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng. Nó không chỉ tác động xấu đến cổ họng của bạn mà còn làm tổn thương và gây viêm niêm mạc dạ dày.

Nước pha trà chỉ nên để khoảng 80 độ C, cũng không nên hãm trà khi nước đang sôi sùng sục. 

Nhiều người nghĩ điều đó sẽ giúp làm chín trà nhanh hơn. Tuy nhiên, thói quen này lại gây ra nồng độ axit cao trong dạ dày. Cách chính xác để pha trà là đun sôi ấm nước, sau đó đặt ra ngoài bếp rồi bỏ trà vào trong ấm.

Uống trà quá đặc

Trà đặc đồng nghĩa với lượng tanin cao, hậu quả là sẽ gây ra hiện tượng mất ngủ và có thể dẫn tới đau dạ dày. 

Khi thường xuyên nạp quá nhiều tanin sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Nếu lỡ pha trà quá đặc, bạn hãy pha thêm chút nước ấm vào cốc để trà loãng hơn rồi hãy thử nhé!

Uống trà khi đói

Một sai lầm nghiêm trọng khi uống trà chính là uống khi bụng đang đói. Nhiều người lầm tưởng rằng uống một ly trà sau khi thức dậy, lúc dạ dày trống rỗng sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, nhưng suy nghĩ này là sai hoàn toàn. 

Chất polyphenol là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong dạ dày có khả năng kích thích quá trình sản xuất acid. Do đó, khi bạn uống trà khi bụng đói có thể khiến dạ dày bạn cồn cào, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn. 

Tốt nhất, bạn nên uống trà sau bữa ăn 1-2 tiếng, lúc đó hiệu quả của trà sẽ được phát huy tối đa.

Uống nước trà để lâu

Trà sau khi pha nên uống ngay. Bạn không nên để quá lâu vì quá trình oxy hóa sẽ diễn ra làm mất đi dinh dưỡng cũng như mùi thơm của trà.

Lúc này vitamin C, vitamin P hay axit amin,… bị giảm sút làm trà biến chất. Trà nếu để quá lâu sẽ bị ô nhiễm vi sinh vật, khi uống vào sẽ tác động tiêu cực đến đường ruột và hệ tiêu hóa.

Bạn uống trà trước khi đi ngủ

Khi uống trà, tinh thần bạn sẽ trở nên hưng phấn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. 

Bởi vì trong trà chứa hàm lượng các chất cafein kích thích đối với cơ thể. Vì thế, trước khi đi ngủ bạn đừng nên uống trà (đặc biệt là trà đặc) làm cho tinh thần quá hưng phấn, dẫn đến khó ngủ hoặc ngủ nhưng không sâu và ngon giấc.

Bạn nên uống trà trước khi ngủ 3 đến 4 tiếng để giảm thiểu sự ảnh hưởng của trà đến giấc ngủ của bạn.

Nhai và nuốt lá trà

Đây là điều kiêng kỵ khi uống trà. Nhai sống lá chè rồi nuốt là thói quen hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bạn. 

Trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá trà bị phân giải do nhiệt sẽ tạo nên các chất gây ung thư như benzopyrene. 

Đây là chất khó tan trong nước nên khi pha trà uống, nó sẽ không đi vào cơ thể. Nhưng nếu bạn nhai và nuốt trực tiếp lá trà, chất có hại này sẽ đi vào cơ thể, lâu ngày sinh ra ung thư.

Uống thuốc với trà

Đây là thói quen rất xấu mà nếu có mắc phải, bạn hãy dừng lại ngay nhé! 

Trong trà có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là tannin khi kết hợp với các dược chất có trong thuốc sẽ gây ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và có tác dụng phụ. 

Lúc này cơ thể bạn sẽ không hấp thụ thuốc tốt, thuốc có thể phản ứng tiêu cực với trà và tác dụng của thuốc biến mất, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Khi bị sốt, bạn không nên uống trà

Nếu bạn uống trà khi bị sốt, chất tanin sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Uống trà sẽ khiến não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể của người bệnh. 

Mặt khác, uống trà khi sốt làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc thể trạng của bản thân trước khi uống trà nhé!

5 thời điểm phụ nữ không nên dùng trà

Trong kỳ kinh nguyệt, bạn không nên uống trà

Thời kỳ kinh nguyệt là thời điểm nhạy cảm với phụ nữ. Vào những ngày “đèn đỏ” hàng tháng, cơ thể tiêu thụ một lượng lớn chất cực kỳ sắt. 

Vì thế, cơ thể lúc này cần bổ sung rất nhiều trái cây và rau quả giàu chất sắt. Thói quen uống trà trong kỳ kinh nguyệt khiến cho acid amin có trong trà ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt bởi đường ruột, do đó sẽ làm giảm mức độ hấp thụ chất sắt.

Lâu ngày, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu của phụ nữ, gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thời kỳ mang thai, phụ nữ tuyệt đối không uống trà

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng không nên uống trà. Thông thường, nồng độ caffeine trong trà lên đến 10%, nó sẽ làm tăng số lần đi tiểu của phụ nữ mang thai, tăng tốc độ nhịp tim và gây ra gánh nặng cho tim và thận. 

Nghiêm trọng hơn, uống trà trong thời kỳ mang thai còn dẫn đến nhiễm độc thai nghén của thai kỳ. Nhiều trường hợp, uống quá nhiều trà còn gây hiện tượng sảy thai, hư thai.

Thời kỳ chuẩn bị sinh, thai phụ cũng không nên uống trà

Phụ nữ trong thời gian chuẩn bị sinh con cũng không nên uống trà hoặc các thức uống chứa quá nhiều caffeine. Các chất trong trà sẽ làm cho cơ thể kích thích và sau đó dẫn đến mất ngủ. 

Nếu phụ nữ mang thai không ngủ đủ trước khi sinh, nó có thể dẫn đến kiệt sức tại thời điểm sau sinh, hoặc thậm chí dẫn đến đẻ khó. Gây nguy hiểm đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.

Không nên uống trà trong thời kỳ cho con bú

Trong thời gian cho con bú, nếu các bà mẹ uống nhiều trà, caffeine có trong trà sẽ hòa cùng với sữa. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của em bé.

Hơn nữa, hàm lượng lớn của axit tannic có trong trà sẽ được hấp thụ bởi màng niêm mạc, có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của tuyến vú và ức chế sự tiết sữa mẹ. Dẫn đến tình trạng tắc tia sữa. Nếu nặng hơn, có thể gây áp-xe khiến cơ thể người mẹ chịu ảnh hưởng lớn. Dẫn đến sự thiếu hụt của sữa mẹ.

Thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh, chị em cũng không nên uống quá nhiều trà

Nếu phụ nữ đang ở thời kỳ mãn kinh, họ có thể bị một số triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh, nóng nảy, và chất lượng giấc ngủ kém… Nếu họ vẫn uống trà quá nhiều trong thời gian này, nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng và có khả năng gây nguy hại trên cơ thể của họ.


Bạn nên cân nhắc kỹ về tình trạng bản thân để có thể uống trà trong tình trạng cơ thể thoải mái nhất, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhất. Nếu hiểu rõ và biết được những nguy hại khi uống trà không đúng lúc, cơ thể bạn sẽ càng ngày càng khỏe khoắn và tươi trẻ.

Nếu có thắc mắc hay đặt hàng vui lòng liên hệ qua 

Hotline: (028) 3716 6995 – (028) 3716 6997


Tin tức khác

theWave
theBoat
Việt Thiên
Chính sách khách hàng
Nhà máy
icon Home
icon Email
icon Phone
GIấy CNĐKKD: 0305693542 - Ngày cấp 22/02/2008
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM.
bộ công thương
Liên hệ với chúng tôi