CÀ PHÊ Ủ LẠNH - THỨC UỐNG VỪA CŨ VỪA MỚI
Pha Cold Brew không hề khó. Đơn giản chỉ là ngâm cà phê cùng nước nguội rồi ủ trong tủ lạnh trong một khoảng thời gian. Và vì nguyên lý đơn giản như vậy, nên những người pha cà phê có thể biến tấu và dùng nhiều cách khác nhau để pha được Cold Brew. Hôm nay, ZeMor Coffee sẽ hướng dẫn bạn pha một bình Cold Brew thơm ngon nhé!
Có phải cà phê pha bằng nước lạnh là Cold Brew?
Cà phê là một thức uống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngoài cách pha nóng, bạn còn có phương pháp Cold Brew (pha lạnh) để tạo ra những ly cà phê thơm ngon.
Cold Brew Coffee – Cà phê lạnh có những mô tả sớm nhất về cà phê lạnh được ghi chép từ năm 1922 trong All About Coffee (William Harrison Ukers) trong đó kỹ thuật này được nhắc đến qua việc xay cà phê thật mịn, cho nó vào bình lọc và đổ nước lạnh đều đặn cho đến khi khối lượng cà phê hoàn toàn bão hòa. Kết quả cuối cùng là một chiết xuất rất đậm… Tuy có vẻ bắt đầu từ châu Âu hay Mỹ nhưng Nhật Bản mới là cột mốc đầu tiên cần ghi nhận trong sự phổ biến của Cold Brew.
Kyoto-Style brew coffee – Khởi đầu cà phê lạnh
Kyoto-Style là một cách nói khác của cà phê lạnh, chỉ sự phổ biến của cách thức pha chế này tại Nhật Bản. Từ những năm 1600, người Nhật có thể đã biết đến và áp dụng kỹ thuật pha chế lạnh từ các thương nhân Hà Lan, vì đây là cách an toàn để có thể thưởng thức cà phê trên tàu biển trong các chuyến hải trình xuyên đại dương.
Qua nhiều thế kỷ, kỹ thuật pha cà phê lạnh “kiểu Kyoto” đã trở nên rất nghệ thuật. Thay vì để cà phê ngập nước trong nhiều giờ, quá trình chiết xuất được thực hiện nhỏ giọt (một giọt nước duy nhất cho vào lớp cà phê – một giọt khác được chiết ra). Không lâu sau những dụng cụ chiết xuất dạng tháp cao được sử dụng và trở thành một biểu tượng cho Kyoto-Style brew coffee. Thông thường, phải mất từ bảy đến tám tiếng để pha một mẻ cà phê lạnh với tháp Kyoto
Toddy Cold Brew – Cà phê lạnh kiểu Mỹ
Mặc dù nước Nhật đã tinh tế hóa trải nghiệm cà phê lạnh, song để được biết đến rộng rãi trên phạm vi toàn cầu như hôm nay chúng ta cần quay lại với sự khởi đầu của cà phê lạnh trên đất Mỹ.
Đó là cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, khi tiêu thụ cà phê bột đã giảm ở Mỹ. Ngành công nghiệp cà phê phải nhường thị phần cho nước giải khát, cà phê dần được nhận thức như một sản phẩm già cỗi, không phù hợp cho giới trẻ, mặt khác mối quan tâm dần hướng về các loại đồ uống lành mạnh không có tính kích thích v.v..
Nghiên cứu của Tổ chức Cà phê Quốc Tế (ICO) trong thời gian này còn cho thấy ngành cà phê truyền thống phải nhường chỗ cho cà phê hòa tan. Hơn nữa, các nhà sản xuất cà phê đã sử dụng nhiều chất làm ngọt và chất làm dày hơn (đồng nghĩa rằng có ít cà phê hơn). Sản phẩm từ các thương hiệu cà phê lớn đã dần không thể phân biệt được với nhau, vì mỗi hãng luôn cố gắng hạ giá thành rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh. Trong ngành cà phê đang dần mất chất này, một giải pháp thích hợp để đối phó với cà phê chất lượng thấp như vậy đã ra đời: Cà phê lạnh (Cold brew), hay cà phê ủ lạnh thông qua Toddy Maker.
Sự mở rộng thị phần Cà phê lạnh
Trong thập kỷ qua, cà phê lạnh đã gia tăng đáng kể về thị phần và chinh phục nhiều người dùng hơn. Đến năm 2015 cà phê lạnh đã chính thức trở thành một thức uống chính của Starbucks và bắt đầu được biết đến tại tất cả 13.000 cửa hàng bán lẻ của hãng này. Lý giải cho sự phổ biến này (dù khó có thể chứng tỏ cà phê sẽ “ngon” hơn bất kỳ kỹ thuật pha chế truyền thống nào đi nữa) ta có thể xét qua hai lý do chính:
- Cà phê lạnh đòi hỏi ít thao tác, vì vậy nó phù hợp cho các cửa hàng cà phê bận rộn có nguồn cà phê thụ động sẵn sàng phục vụ.
- Tính nghệ thuật hóa cà phê trong làn sóng thứ ba đã chấp nhận cà phê lạnh như một trải nghiệm đòi hỏi sự kỳ công trong pha chế.
Cà phê lạnh sự kết hợp giữa hoài cổ và mới lạ
Ngày nay, chúng ta đã đi một chặng đường dài từ những ngày tháng của ít ỏi các loại cà phê được trưng bày trong cửa hàng, mọi người có thể tìm thấy hàng trăm loại cà phê, vô số máy pha cà phê nhỏ, các bộ lọc thủ công giúp tập trung vào chất lượng chiết xuất tốt hơn. Cùng với sự tham gia của các nhà rang xay, các nhà nghiên cứu, barista chuyên nghiệp, giới học thuật… vào ngành cà phê, mật độ công nghệ trong một thiết bị pha chế đã gia tăng đáng kể.
Các máy pha cà phê có thể lập trình, điều khiển áp suất, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy tinh vi tạo điều kiện tốt hơn cho việc tiếp cận các hương vị tuyệt vời nhất của cà phê. Với tất cả những cải tiến kỹ thuật trên và xu hướng tập trung vào độ tươi của cà phê, người ta sẽ nghĩ rằng sẽ có một sự cải thiện tương ứng trong hương vị cà phê.
Đáng buồn thay, bằng cách nào đó chúng ta đang nói về ‘cà phê lạnh’ như một thức uống hiện đại nhất thời.
Sự hồi sinh của Cold Brew
Sau cùng, phải thừa nhận rằng, đã có một sự hồi sinh của Cold Brew, các nhà rang xay, các quán cà phê đương thời đã ra sức cổ xúy cho cà phê lạnh như một mũi nhọn chất lượng vào đám đông người tiêu dùng. So với cà phê pha thông thường, Cold Brew mang đến hai khía cạnh ưu việt: Thứ nhất là tính phổ thông trong hương vị (nó không có gì phức tạp để cảm nhận) ; Và thứ hai nó đóng góp một nét mới lạ (hoặc hoài cổ thì đúng hơn). Và giống như rất nhiều sản phẩm trong ngành công nghiệp cà phê hiện đại của chúng ta, tính xu thế, luôn dẫn đầu hương vị đích thực.
Việc pha chế cà phê đòi hỏi sự tham gia của nhiệt độ và thời gian chính xác, nhằm giải phóng hương vị của cà phê vào chiết xuất. Hay nói cách khác nếu không gia nhiệt cà phê với nước trong một khoảng thời gian thì không thể gọi là “pha chế”. Từ nhiệt độ lý tưởng cho việc chiết xuất, sự đảm bảo độ đồng nhất khi xay cà phê, áp suất pha chế, thời gian ngâm ủ, và nhiều vấn đề khác,.. Cho thấy một thực tế đơn giản vẫn còn nguyên ý nghĩa là; Nếu cà phê của bạn tốt hơn thông qua việc ủ lạnh thì đó là bản “cáo trạng” của cà phê, chứ không phải là “tuyên dương” về chất lượng của nó.
Điều tuyệt vời của việc cà phê lạnh là nó làm cho cà phê dở có thể uống được. Nhược điểm là nó làm cho cà phê tuyệt vời chỉ có thể uống được mà thôi. Tính mới mẻ của Cold brew đã phần nào áp đi tầm quan trọng thực sự của chất lượng. Rõ một điều khi nhắc đến Cold brew coffee, những đợt thủy triều của chất lượng dường như đang xa khơi khỏi làn sóng cà phê thứ ba.
Cách Làm Cold Brew Cam Sả Lạ Miệng
Cold Brew cam sả mang lại hương vị lạ miệng, tươi mát hơn trong ngày hè cho thực khách. Vị đắng nhẹ của cà phê được cân bằng bởi vị chua nhẹ của cam vàng và hương sả thơm.
Nguyên liệu
Cà phê Cold Brew đã ủ: 100ml
Cam vàng: 1 trái
Sả: 1 cây
Đá viên
Cách làm
- Bước 1: Sả bạn rửa sạch, cắt vài lát mỏng ở phía gốc, phần thân xanh cắt đoạn ngắn. Cam vàng cũng được rửa sạch, cắt lát có độ dày khoảng 0.3-0.5cm.
- Bước 2: Cho cam và sả vào ly, dùng dụng cụ dầm mạnh khoảng 10 lần.
- Bước 3: Cho 5 – 6 muỗng cafe đường và 100ml cà phê Cold Brew đã ủ vào shaker, dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp, thêm ít đá viên và lắc mạnh tay khoảng 15 giây.
- Bước 4: Rót hỗn hợp vào ly, trang trí thêm lát cam và sả để tạo mùi thơm tự nhiên cho thành phẩm. Chỉ với 4 bước đơn giản, bạn đã hoàn thành được món Cold Brew cam sả thơm ngon.
Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng cà phê nóng là lựa chọn mặc định, nhưng cà phê lạnh đã được sử dụng ít nhất bốn thế kỷ. Trong thời điểm hiện tại, từ các khái niệm hữu hình trong hương, vị, các phản ứng hóa học phức tạp cần có nhiệt độ, đến các giá trị vô hình trong văn hóa, niềm tin, hay “gu”.. thì pha chế lạnh còn phải mất không ít thời gian để “hòa nhập” cộng đồng.